Tổng hợp các bệnh về mắt thường gặp ở người già

Lão hóa do tuổi tác là điều không thể tránh khỏi ở người. Đi kèm với sự lão hóa chính là các căn bệnh của tuổi già. Dẫn đến các căn bệnh do tuổi tác điển hình như các bệnh về mắt ở người già. Hôm nay chúng ta hãy cùng DBAhire tìm hiểu một số bệnh về mắt do lão hóa gây ra ở người già.

Bệnh về mắt là gì?

Theo thời gian, cơ thể của con người dần dần trở nên lão hóa. Các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi sẽ bị suy giảm chức năng. Sau tuổi 40, một số bộ phận và cơ quan của cơ thể bắt đầu bị lão hóa trong đó có mắt. Sự lão hóa của mắt sẽ đẫn đến một số bệnh về mắt. Các bệnh về mắt dẫn đến rất nhiều hệ lụy và gây ra nhiều bất lợi cho người bệnh. Những căn bệnh về mắt thường gặp như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, bênh cườm nước….

tìm hiểu các bệnh về mắt ở người già

Xem thêm: Mua hàng trên Aliexpress có đảm bảo chất lượng không?

Các bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh thoái hóa điểm vàng

Điểm vàng hay còn có tên khác là hoàng điểm của mắt. Đây là một bộ phận của mắt nằm sâu ở khu vực trung tâm võng mạc. Đây là nơi tế bào cảm quan tập trung nhiều nhất. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc giúp nhận biết màu sắc, thu nhận hình ảnh, độ sắc nét của hình ảnh, …

Thoái hóa điểm vàng hiện là một trong các bệnh về mắt thường gặp. Do sự thoái hóa các tế bào điểm vàng khiến mắt mất khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác. Người bệnh sẽ bị giảm thị lực, hình ảnh được nhìn thấy mờ, biến dạng. Bệnh này làm khả năng nhận dạng màu sắc, sự tương phản lại bị suy yếu nghiêm trọng.

bệnh thoái hóa điểm vàng ở người già

Có thể chia bệnh thoái hóa điểm vàng thành 2 loại như sau:

  • Bệnh hoái hóa điểm vàng thể khô: chiếm 85 – 90% các trường hợp thoái hóa điểm vàng. Căn bệnh sẽ khiến các tế bào nuôi dưỡng võng mạc chết đi làm mất các mảng võng mạc.
  • Thoái hóa điểm vàng thể ướt: chỉ chiếm 10 – 15% số trường hợp, nhưng tính chất bệnh thường nặng. Bệnh nhân sẽ bị giảm thị lực đột ngột, làm mất thị giác trung tâm. Hình ảnh quan sát bị biến dạng, xuất hiện điểm mù ở thị giác trung tâm, thấy ảo giác, …

Tham khảo dịch vụ chăm sóc người già phục hồi chức năng chuyên nghiệp khi cần. Trường hợp bạn quá bận không thể dành nhiều thời gian cho người thân. Nhưng lo lắng về sức khỏa của họ thì hãy tham khảo dịch vụ của Bình Mỹ.

Bệnh đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính hội tụ, trong suốt nằm sau mống mắt (hay còn gọi là lòng đen). Tại thủy tinh thể dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu vì không chứa mạch máu. Chức năng của thủy tinh thể chính là điều tiết & đưa ánh sáng đi qua đến hội tụ tại võng mạc. Tạo thành ảnh của vật từ đó giúp chúng ta có thể nhìn thấy.

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô là tình trạng thủy tinh thể bị mờ. Không còn trong suốt, ánh sáng khó đi qua và không hội tụ được tại võng mạc. Người bị bệnh đục thủy tinh thể sẽ bị giảm thị lực và có nguy cơ mùa lòa nếu không điều trị kịp thời.

bệnh đục thủy tinh thể ở người già

Bệnh đục thủy tinh thể được chia làm 4 loại như sau:

  • Bệnh do tuổi già: thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.
  • Đục thủy tinh thể do bệnh lý: xuất hiện ở các bệnh nhân mắc các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì…
  • Do chấn thương: có tiền sử chấn thương mắt.
  • Đục thủy tinh thể do bẩm sinh: do di truyền từ bố mẹ.

Bệnh đục thủy tinh thể thường do các nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân bên trong: Do bẩm sinh và quá trình lão hóa tự nhiên.
  • Tác nhân bên ngoài: có tiền sử mắt các bệnh về mắt, chấn thương mắt và các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì,… Dùng các loại thuốc như Corticoid, thuốc giảm mỡ nhóm Statin, chống trầm cảm,… Hoặc tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại, tia X, ánh sáng chói mắt, …

Bệnh Glaucoma (cuờm nước)

Bệnh Glaucoma hay chứng tăng nhãn áp là tình trạng tổn thường thần kinh thị giác kết nối mắt với não. Thường hay xảy ra khi chất lỏng trong mắt không thể thoát ra ngoài. Từ đó, áp lực trong mắt tăng và gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có thể biến chứng nặng và gây mù lòa.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra là do tăng áp lực trong mắt và giảm lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác. Tuy nhiên, không phải tất cả người bị tăng áp lực trong mắt đều mắc bệnh. Còn một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh Glaucoma:

  • Tuổi tác: xuất hiện nhiều ở người từ 75 tuổi trở lên.
  • Dân tộc: người gốc châu Á và châu Phi có nguy cơ cao hơn.
  • Di truyền.

Bệnh Glaucoma ở người già

 

Bệnh Glaucoma được phân loại thành các dạng như:

  • Bệnh glaucoma góc mở: là dạng phổ biến nhất người bị bệnh bị tăng áp suất trong mắt. Do tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thuỷ dịch.
  • Glaucoma góc đóng: Người bệnh bị gia tăng áp suất đột ngột trong mắ. Do góc thoát thuỷ dịch của mắt người già bị đóng hoàn toàn.
  • Exfoliation syndrome (hội chứng giả bong bao): rất giống chứng tăng nhãn áp góc mở. Tuy nhiên các chất màu trắng trên thủy tinh thể cùng góc thoát thủy dịch tích tụ bất thường. Dẫn đến tắc nghẽn đường thoát thủy dịch.
  • Glaucoma sắc tố: thường gặp ở trẻ em hoặc người cận thị. Các hạt sắc tố bị vỡ từ các tế bào lót mặt sau của mống mắt làm tắc nghẽn kênh thoát thủy dịch.

Căn bệnh khô mắt

Vai trò của nước mắt là bảo vệ bề mặt nhãn cầu và duy trì thị lực. Căn bệnh khô mắt xảy ra là hậu quả do mất cân bằng giữa lượng nước mắt tiết ra và thoát đi. Bệnh khô mắt không quá nguy hiểm nhưng sẽ làm mỏi mắt, gây đỏ rát mắt và suy giảm thị lực.

Có thể phân loại bệnh khô mắt thành các loại sau:

  • Lượng nước mắt tiết không đủ: các tuyến trong và quanh mí mắt có nhiệm vụ tiết nước mắt. Khi về già, lượng nước mắt tiết ra sẽ giảm theo thời gian.
  • Chất lượng nước mắt không tốt: mắt sẽ bị khô nếu nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc dàn không phẳng trên giác mạc.

cảm giác khó chịu khi bị khô mắt ở người già

Bệnh khô mắt được gây ra bởi các nguyên nhân sau:

  • Độ tuổi: xuất hiện chủ yếu ở những người từ 65 tuổi trở lên.
  • Giới tính: nữ giới dễ bị khô mắt hơn do dùng thuốc tránh thai. Thay đổi hormone sau khi mang thai và thời kỳ mãn kinh.
  • Sử dụng thuốc: số lượng nước mắt tiết ra có thể bị giảm nếu dùng thuốc chống tăng huyết áp. Hay các thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm và giảm đau.
  • Tiền sử bệnh mắt: viêm nhiễm mi mắt, bề mặt nhãn cầu hoặc lật mi, hở mi.
  • Do các bệnh lý khác: các bệnh như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, tổn thương tuyến giáp có thể gây ra hội chứng khô mắt.
  • Môi trường sống: khói thuốc lá, gió mạnh hoặc thời tiết hanh khô sẽ làm nước mắt bốc hơi nhanh. Đeo kính trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ gây khô mắt.

Bệnh Võng mạc đái tháo đường

Các bệnh về mắt ở người già điển hình như bệnh võng mạc đái tháo đường được gây ra bởi bệnh đái tháo đường. Người bị bệnh đái tháo đường sẽ bị tổn thương các mạch máu của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Tại mắt, các mao mạch võng mạc bị tổn thương làm tăng tính thấm thành mạch, huyết tương thoát vào võng mạc gây phù nề.

Khi mao mạch bị phá hủy sẽ gây tắc và làm thiếu máu võng mạc. Lúc đó cơ thể sẽ kích thích sự phát triển các mạch máu mới. Tuy nhiên những mạch máu này mỏng manh dễ vỡ gây xuất huyết dịch kính và làm co kéo bong võng mạc. Thị giác bị ảnh hưởng nghiêm trọng do võng mạc bị tổn thương nặng.

bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc đái tháo đường chia thành các giai đoạn như sau:

  • GĐ1: Bệnh lý võng mạc nền: xuất hiện các tổn thương như phình mao mạch võng mạc, xuất huyết nhẹ, ứ đọng các chất tiết trong võng mạc và phù võng mạc.
  • GĐ2: giai đoạn bệnh hoàng điểm do đái tháo đường: hoàng điểm bị phù, có khi tạo thành nang, thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.
  • GĐ3: bệnh lý võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh: võng mạc bị tổn thương thiếu máu cục bộ, xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc.
  • GĐ4: giai đoạn bệnh lý võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh: gây ra bởi sự tăng sinh các tân mạch bất thường làm tổn thương nặng võng mạc, rách hoặc bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Xem thêm: Juice Freebase là gì? Top 5 Tinh dầu Freebase hút ngon nhất 2022

Các bệnh về mắt & cách phòng bệnh hiệu quả ở người già

Để phòng các bệnh về mắt ở người già chúng ta nên thực hiện những biện pháp sau:

  • Ăn uống điều độ và duy trì lối sống lành mạnh: nên ăn uống với một thực đơn giàu dinh dưỡng và đa dạng các loại thức ăn. Đặc biệt, nên ăn các loại thực phẩm giàu omega, nhiều rau xanh và trái cây tươi. Để bổ sung các khoáng chất, chất chống oxi hóa và vitamin, nhất là vitamin A.
  • Bảo vệ mắt trước những ánh sáng mạnh: Cần đeo kính râm khi đi ra ngoài nắng để bảo vệ mắt. Hạn chế sử dụng hoặc điều chỉnh hợp lý thời gian sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop, …
  • Khám sức khỏe định kì: cần khám sức khỏe định kì mỗi năm ít nhất 1 lần. Nên kiểm tra sức khỏe một cách tổng quát để phát hiện đầy đủ các bệnh lí và điều trị kịp thời.

khám mắt định kỳ cho người già

Xem thêm:  Juice Salt Nic là gì? Top 7 Tinh Dầu Salt Nicotine ngon nhất 2022

Việc mắt bị lão hóa theo thời gian là không thể tránh khỏi. Vì vậy ta cần tìm hiểu thật kĩ lưỡng các bệnh về mắt. Để có thể đề xuất sớm những biện pháp phòng ngừa & điều trị kịp thời.