Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là một loại tai nạn không hiếm gặp trong cuộc sống và nhất là trong lao động. Và để có thể giảm tổn thương cũng như tăng khả năng phục hồi thì người bị chấn thương cần phải được cấp cứu y tế và điều trị đúng cách. Vì thế trong bài viết này DBAhire sẽ chia sẻ cho các bạn cách sơ cứu khi bị chấn thương cột sống đúng cách.

Thế nào là chấn thương cột sống

Thế nào là chấn thương cột sống

Cột sống là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng, nó được xem là “trụ cột” duy nhất để nâng đỡ toàn bộ hệ thống xương khớp và dây thần kinh của cơ thể. Chính vì thế, nếu tổn thương xảy ra ở vị trí cột sống có thể ảnh hưởng đến tủy sống hoặc các dây thần kinh. Một vài chấn thương cột sống có thể thường gặp như:

  • Gãy xương đốt sống
  • Rách hoặc thoát vị đĩa đệm
  • Bị di lệch các khớp xương đốt sống
  • Bị đứt dây chằng cột sống

Ngoài ra còn tùy thuộc vào các nguyên nhân tác động trực tiếp khiến cho mức độ chấn thương cột sống nặng hay nhẹ.

Nguyên nhân gây ra chấn thương cột sống

Nguyên nhân gây ra chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến: 

  • Chấn thương do tai nạn giao thông
  • Do tai nạn lao động có thể ngã từ trên cao làm vỡ, lún, xẹp đốt sống
  • Chấn thương do tai nạn thể thao như đua ngựa, bóng đá, đua xe đạp,…..
  • Các nguyên nhân khác như do đạn bắn, tự tự bằng cách thắt cổ,…

Mỗi nguyên nhân có thể gây ra các tổn thương cột sống với các mức độ khác nhau như chèn ép, chảy máu, phù nề, lún cột sống, vỡ, di lệch và thậm chí còn có thể làm đứt ngang tủy sống. 

Triệu chứng khi bị chấn thương cột sống

Mỗi mức độ chấn thương cột sống và vị trí tổn thương sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nếu người bệnh chỉ bị tổn thương ở các phần đốt sống mà chưa ảnh hưởng đến tủy sống thì các triệu chứng chủ yếu là đau tại vùng tổn thương. Nếu có sự chèn ép hay tổn thương đến tủy sống thì triệu chứng sẽ phụ thuộc vào đoạn tủy bị tổn thương: 

  • Tổn thương các đốt sống cổ thường có biểu hiện khó thở do liệt cơ hô hấp, yếu đi hay liệt các cơ do phân đoạn tủy cổ chi phối, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác hoặc mất phản xạ gân xương. 
  • Nếu như bị tổn thương các đốt sống ngực cũng sẽ có các triệu chứng chung như dị cảm, liệt chi, rối loạn cơ tròn, đau nhưng vị trí tổn thương nằm ở phía dưới thấp hơn. 
  • Tương tự với tổn thương cột sống thắt lưng có các biểu hiện chủ yếu là rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, liệt hai chi dưới. 
  • Đối với chấn thương cột sống đã có chèn ép hay tổn thương tủy sống có một triệu chứng tương đối hay gặp là tụt huyết áp nhưng mạch chấm lại. 

Cách sơ cứu khi bị chấn thương cột sống

ách sơ cứu khi bị chấn thương cột sống

Đối với người bệnh còn tỉnh

Đối với người bệnh chấn thương cột sống trong trạng thái vẫn còn tỉnh táo việc cần làm đầu tiên chính là phải chấn an và khuyên họ không nên cử động. Sau đó hãy liên hệ đến trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp khẩn cấp. 

Hãy nằm hoặc quỳ sau đầu của người bệnh và đặt khuỷu tay của bạn trên đầu gối hoặc trên mặt đất để giữ cho cánh tay được ổn định sau đó nắm chặt hai bên đầu của người bệnh. Lưu ý là không bịt tai của người bệnh để họ nghe thấy những gì bạn nói. Giữ cho đầu của người bệnh ở trạng thái trung lập và phải giữ cho cổ, đầu và cột sống thẳng hàng. 

Trong khi bạn giữ đầu của họ ở trạng thái trung tính thì hãy yêu cầu người trợ giúp đặt khăn, chăn hoặc quần áo cuộn lại hai bên đầu và cổ của nạn nhân. Sau đó hãy tiếp tục hỗ trợ đầu của nạn nhân và theo dõi các dấu hiệu quan trọng như nhịp thở, ý thức và mạch trong khi chờ đội cứu hộ chuyên nghiệp tới. 

Đối với người bệnh bất tỉnh

Hãy quỳ hoặc nằm sau đầu người và giữ cho cánh tay ổn định bằng cách đặt trên khuỷu tay lên đầu gối hoặc mặt đất. Sau đó hỗ trợ đầu bằng cách nắm chặt hai bên đầu sao cho phần đầu, thân và chân của nạn nhân nằm trên một đường thẳng. 

Tiếp đó hãy mở đường thở cho người bệnh bằng kỹ thuật đẩy hàm. Thực hiện động tác đặt các đầu ngón tay của bạn lên góc hàm của người bệnh. Sau đó nâng nhẹ hàm để mở đường thở nhưng phải chú ý không để cổ người bệnh bị nghiêng. 

Kiểm tra hô hấp của người bệnh, nếu thấy họ vẫn đang thở thì hãy tiếp tục đỡ đầu. Sau đó nhờ người khác thuê xe cấp cứu hoặc dịch vụ y tế gần nhất để được trợ giúp. Trong trường hợp nạn nhân không thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu cần chuyển người bệnh thì phải sử dụng kỹ thuật xoay. Sau đó nhờ người khác theo dõi và ghi lại các dấu hiệu quan trọng trong lúc đội cứu hộ chuyên nghiệp chưa đến. 

Những việc làm cần tránh khi sơ cứu người bệnh chấn thương cột sống

  • Tuyệt đối không được xốc, cõng, vác hay vận chuyển người chấn thương cột sống khi không có sự hỗ trợ và hướng dẫn của những người cứu hộ chuyên nghiệp bởi điều này dễ làm tăng tổn thương cột sống của người bệnh. 
  • Không được loay hoay hay có bất kỳ hành động thăm khám xem có tổn thương cột sống hay không để tránh gây ra nguy hiểm cho người bệnh và làm mất cửa sổ can thiệp 
  • Tuyệt đối không được lôi kéo hay lật trở bệnh nhân nếu không có sự chỉ dẫn của cứu hộ chuyên nghiệp hoặc khi không có nhiều người phối hợp. Bởi nếu làm không đúng phương pháp hoặc khi vận chuyển bệnh nhân mà không có cáng cứng thì phải có nhiều người hỗ trợ đỡ bệnh nhân để đảm bảo cho phần cột sống của bệnh nhân được giữ cố định

Những điều cần làm để phòng tránh chấn thương cột sống

Những điều cần làm để phòng tránh chấn thương cột sống

Bên cạnh việc tìm hiểu xem làm thế nào để điều trị chấn thương cột sống bạn cũng cần biết cách để bảo vệ cột sống của mình bằng các biện pháp để phòng tránh tình trạng tổn thương này. Cụ thể như: 

  • Trước khi chơi thể thao cần phải khởi động kỹ càng để tránh bị chấn thương do cơ thể không kịp thích ứng với các hoạt động mạnh.
  • Thường xuyên giữ cột sống ở tư thế đứng trong sinh hoạt hàng ngày. 
  • Hãy bổ sung thêm các dưỡng chất như canxi, glucosamine, để cột sống thêm khỏe mạnh và dẻo dai
  • Nếu có điều kiện hãy thăm khám và kiểm tra định kỳ tình trạng cột sống để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. 

Trên đây là những kiến thức về chấn thương cột sống mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng sau bài viết này các bạn đã biết cách để sơ cứu khi bị chấn thương cột sống và những việc làm để phòng tránh chấn thương.